Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Ái Quốc

Cách đây 81 năm, tại Thủ đô Pari (nước Pháp), tờ báo in tiếng Pháp (La vie ouvriere) "Đời sống công nhân", cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã cho đăng và đóng khung ở trang nhất nội dung thông tin quảng cáo rất ngắn, chỉ với 34 chữ như sau "Giới thiệu với độc giả và các bạn: ảnh chân dung nghệ thuật đủ kiểu. Giá từ 25 Frăng. Cả khung giá từ 45 Frăng. Nguyễn Ái Quốc, 3 phố chợ Depacteriácsơ Pari".

Công chúng Pari từng quen tên Nguyễn ái Quốc ký dưới nhiều bài báo đăng trên các tờ báo (Nhân đạo), (Điện tín quốc tê), (Công chúng), giờ biết thêm một sở trường mới của người thanh niên yêu nước Việt Nam kiếm sống bằng nghệ thuật nhiếp ảnh. Vào thập kỷ đầu của thế kỷ 20, kỹ thuật chụp ảnh đen trắng trên phim kẽm chỉ mới xuất hiện ở một số nước phương Tây. Khách chụp ảnh phần đông là giới thượng lưu, giàu có, chơi sang, họ rất khó tính, khắt khe, đòi hỏi tay nghề của người chụp ảnh rất cao. ảnh không đáp ứng nguyện vọng khách trả lại ngay và chi phí phim, giấy hóa chất, công sá của người thợ bỏ ra xem như mất trắng.

Chúng ta đều biết vào thời điểm này, Nguyễn ái Quốc chỉ sống nhờ vào sức lao động của mình để hoạt động, nghiên cứu, học tập, không có nguồn tài trợ nào bảo đảm bảo ổn định. Nếu ảnh bị khách trả lại sẽ đồng nghĩa với nguy cơ thất nghiệp, không có khả năng cân đối chi phí nguyên liệu, chưa kể tiền thuê phương tiện, phòng ở và tiền ăn hàng ngày. Hẳn là lường trước mọi thử thách mà suốt từ tháng hai năm 1920 đến đầu năm 1923, người thợ ảnh Nguyễn Ái Quốc vẫn duy trì được hiệu chụp ảnh, bảo đảm uy tín rửa ảnh, phóng ảnh cho nhiều "quý ông, quý bà" vốn rất kênh kiệu ở Thủ đô Pari.

Vào thời điểm Nguyễn Ái Quốc mở hiệu ảnh, nhận thấy xu hướng hoạt động chính trị của người thanh niên Việt Nam ngày càng bất lợi cho chế độ thực dân, Bộ trưởng Thuộc địa Anbe Xơrô chỉ đạo mạng lưới mật thám Pari theo dõi sát từng bước đi, tìm cách ngăn cản ảnh hưởng Nguyễn Ái Quốc đối với Đông dương và tầng lớp trí thức, lao động tiến bộ trong cộng đồng Việt kiều tại Pháp. Hiệu ảnh ở số 3 phố chợ Depacteriácsơ bị mật thám theo dõi, gây cản trở đối với khách chụp ảnh. Nguyễn ái quốc được các đồng chí trong Đảng Cộng sản Pháp giúp đỡ tìm địa điểm mới. Ngày 14-7 năm 1921, hiệu ảnh Nguyễn Ái Quốc chuyển đến nhà số 9, ngõ Công Poanh thuộc quận 17 Pari. Chiếc biển hiệu mới được treo lên mang dòng chữ Pháp: “Potrait - Agrandissements photographiques". Lịch sử đã ghi đậm dấu ấn căn nhà và ngõ phố nghèo nàn, lam lũ nhất Thủ đô Pari vào ký ức nhân loại về nghị lực, ý chí của người cộng sản Việt Nam đầu tiến trên đất Pháp. Với số tiền kiếm được ít ỏi từ nghề ảnh, Nguyễn Ái Quốc chỉ đủ thuê một căn buồng nhỏ, đặt vừa khít chiếc thường và cái bàn con. Cái thau rửa mặt phải để trên mặt bàn. Khi cần dùng bàn viết hoặc chấm ảnh, rửa ảnh, cái thau nước được đẩy vào gầm giường. Hai bữa ăn trong ngày của chủ căn buồng được nấu gộp làm một để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian.

Chính trong căn buồng gác hai tồi tàn, giá lạnh, không bếp sưởi mùa đông, thiếu thốn đủ thứ này, Nguyễn Ái Quốc vừa cắm cúi làm đẹp những bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa viết báo, viết kịch, viết văn tố cáo chính sách, chế độ thực dân tàn bạo ở Đông Dương, Bắc Phi, ấn Độ và châm biếm, đả kích cay độc tên vua bù nhìn Khải Định.

Cùng từ căn phòng chật chội này, những dự kiến về .tổ chức thành lập "Hội những người Việt Nam- yêu nước", thôi Liên hiệp thuộc định và xuất bản báo "Le Pa ria” được hình thành.Trong số những người giúp đỡ Nguyễn ái Quốc điều kiện sinh sống và hoạt động tại Pari từ năm 1919, ông Khánh Ký tỏ ra tích cực, chu tất nhất. Ông Khánh Ký tên thật là Nguyễn Văn Xuân quê gốc Ở ngoại thành Hà Nội, sang Pháp kinh doanh nghề chụp ảnh, buôn bán máy ảnh, dụng cụ, phương tiện, hóa chất in, tráng, phóng ảnh tại Pari. Ông Khánh Ký trực tiếp truyền nghề chụp anh, in tráng ảnh cho Nguyễn Ái Quốc và giới thiệu anh Nguyễn vào làm thuê kiêm học việc tại một- xưởng ảnh lớn, có uy tín ở Thủ đô Pari. Ông Khánh Ký còn giúp phương tiện, dụng cụ chấm ảnh cho Nguyễn Ái Quốc sau khi anh Nguyễn học nghề thành thạo ra mở cửa hiệu riêng.

Ba mươi năm sau, tại căn cứ địa kháng chiến ở Việt Bắc, Nguyễn Ái Quốc lúc này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần ân cần hướng dẫn nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kỹ thuật chấm một bức ảnh sao cho đẹp. Vốn là “thợ ảnh" nghệ thuật, tự khẳng định trình độ tay nghề của mình tại Thủ đô Pari vào những năm 1920, Bác Hồ thường chỉ vẽ cách bố cục một bức ảnh sao cho tự nhiên, có hồn để anh em phóng viên thể hiện sinh động đề tài "Kháng chiến kiến quốc" trong tác phẩm ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật.

Những dịp đi chiến dịch, thông cảm với nguyện vọng của phóng viên muốn có một bức ảnh đẹp về vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, Bác Hồ như cùng hòa đồng vào tâm tư, tình cảm của phóng viên, chủ động và tinh tế tạo dựng khung cảnh hài hòa cho nhà nhiếp ảnh chọn khoảnh khắc sáng tạo tác phẩm. Nhà nhiếp ảnh cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khi về nước lãnh đạo cách mạng vẫn thường xuyên quan tâm tới nội dung chất lượng thông tin, hình thức thể hiện của thể loại ảnh báo chí. Từ sau ngày báo Nhân dân ra hàng ngày, bắt đầu in ảnh đen trắng, Bác Hồ nhắc nhở Tổng biên tập Hoàng Tùng, Trần Quang Huy, Vũ Tuân chú ý tính chân thật thể loại ảnh báo chí, tránh "kiểu bố trí chụp ảnh" nặng về hình thức trang trí hơn là phản ánh vẻ đẹp vón có của đời sống. Có khi xem xong, Bác Hồ sửa lại nội dung lời chú thích ảnh đăng trên báo rồi giao cho thư ký chuyển Ban Biên tập rút kinh nghiệm . Bác nhắc các báo quan tâm sử dụng ảnh "chân dung người tốt việc tốt" thật nhiều, thật thường xuyên. Những bức ảnh chân dung đăng báo đẹp, lột tả được tình cảm của nhân vật Bác dùng bút chì đỏ viết một chữ tốt bên cạnh rồi gửi tờ báo cho Ban Biên tập.

Vốn là nhà nhiếp ảnh, Bác Hồ rất đồng cảm với niềm vui thành công và nỗi day dứt khi thất bại trong nghề nghiệp của phóng viên. Vào một dịp đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội tại quận Ba Đình, nhận ra vẻ hất hoảng, lúng túng đến khổ sở của phóng viên khi bỏ lỡ thời khắc chụp hình ảnh của Bác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, Bác Hồ đã mỉm cười, bàn tay Bác vỗ nhẹ mấy lượt trên mặt hòm phiếu. Hiểu ý Bác cho chụp lại, phóng viên Việt Nam thông tấn xã đã bình tĩnh chỉnh đèn chụp lần thứ hai. Anh phóng viên đã có được bức ảnh lịch sử, khắc họa hình ảnh lần cuối cùng Bác Hồ bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội trước khi thanh thản sang “thế giới người hiền". Cũng vào dịp về thăm quê hương lần thứ 2 (tháng 12 năm 1961), khi Bác vào tới sân căn nhà ở quê nội Kim Liên, chẳng hiểu sao một nữ phóng viên leo lên đống rơm để chọn độ cao chụp ảnh đã bị ngã. Bác quay lại ân cần hỏi cô phóng viên có bị đau lắm không. Cô phóng viên xúc động đáp lời Bác và khẩn khoản xin được chụp ảnh Bác. Cô nói thêm nguyên nhân phải leo lên cao để chụp ảnh Bác vì cô thấp người không thể chen lấn vào gần Bác như cánh nam nhà báo được. Nghe cô phân trần, Bác cười bao dung và bảo mấy cháu "nhà báo trai" tả ra nhường vị trí thuận lợi cho cháu "nhà báo gái” chụp ảnh Bác.

Từ năm 1917 đến giữa năm 1923, Bác Hồ sống và hoạt động cách mạng tại Pháp với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc. Ngoài nghề ảnh, Nguyễn ái Quốc còn nhận vẽ trang trí đồ gốm sứ mỹ nghệ để kiếm sống. Năm 1979, báo "Đời sống công nhân” của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 70 năm thành lập báo (1909 - 1979), tờ báo dành vị trí quan trọng đăng bài nói về thời hoạt động đầy ý nghĩa lịch sử và thời đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, có ảnh hưởng lớn lao tới phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp từ những năm 20, thế kỷ 20. Bài báo có đoạn viết: " Tại đây (Pari) trong những năm 1920, một hanh niên di cư người Đông Dương kiếm sống bằng nghề in, phóng ảnh ở phố chợ Depacteriács đã làm cho nhiều người phải chú ý về những lời tố cáo đanh thép chống chủ nghĩa thực dân...".

Từ nhận định của tờ báo công đoàn Pháp vào thập kỷ 70 về Bác Hồ đã từng lao động bằng loại hình nghệ thuật đòi hỏi trình độ cao, mặ dù nguồn tư liệ chưa tổng hợp được nhiều nhưng cũng đủ cơ sở để chúng ta khẳng định mối quan hệ trực tiếp, có ảnh hưởng sâu sắc giữa nghề nghiệp Bác Hồ lựa chọn kiếm sống với tài năng tổ chức xuất bản báo sau này, đặc biệt là năng lực thẩm định nội dung, hình thức ảnh báo chí - một thể loại gây cảm xúc mạnh và tăng sức hấp dẫn của báo chí.

Template by:

Free Blog Templates